Trà Đinh Tân Cương Thái Nguyên - Tinh Tế - Nhẹ Nhàng - Hương Vị Khó Quên
Video Cách Pha Và Cảm Nhận Trà Đinh Ngọc
Trà đinh là gì? Đây là loại trà thuộc dòng trà xanh, được thu hái theo quy định khắc khe, chỉ chọn những đọt non của búp trà làm nguyên liệu tạo ra sản phẩm và nơi hái phải là những đổi chè ngon nhất tại vùng Tân Cương, Thái Nguyên. "Đinh" - trà sau khi thành phẩm những cánh trà sẽ săn đều lại, nhọn hoắc nhìn như những "chiếc đinh chỉ" nên người ta gọi là trà đinh là vậy.
Nhắc đến trà đinh là nhắc đến giá cả đắt đỏ vì sự đẳng cấp ở hương vị, sự tỉ mỉ của người hái, kỹ năng thượng thừa của nghệ nhân làm trà và một phần vì số lượng không nhiều như những loại trà Thái Nguyên khác. Để làm ra được 1kg trà đinh khô phải cần đến 10kg những đọt trà tươi, khi hái phải chọn thời điểm vào lúc sáng sớm và có đến khoảng 20 người hái chuyên nghiệp suốt 2 giờ đồng hồ.
Có thể bạn chưa biết:
Trà đinh không đâu ngon bằng trà ở vùng Tân Cương, Thái Nguyên (Thông tin về vùng Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên). Chất đất ở đây chủ yếu được hình thành từ đất Feralit và đất phù sa cổ (Đất Feralit phát triển trên đá biến chất và đất Feralit phát triển trên phù sa cổ, đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ), cây chè được thụ hưởng từ những tinh túy mà đất đai, khí hậu của vùng mang lại làm nên hương vị của trà đinh Thái Nguyên vô cùng đặc biệt.
Trà đinh Tân Cương Thái Nguyên còn được gọi bằng một cái tên vô cùng mỹ miều là trà đinh ngọc Thái Nguyên. Ngọc ở đây tựa như một viên ngọc quý mà bất cứ người sành trà nào cũng đều muốn sở hữu để nhấm nháp, thưởng thức. Hương vị của trà đinh dịu nhẹ, thơm lừng hương cốm non, vị chát dịu và hậu ngọt rất sâu.
Trà đinh Thái Nguyên thực sự là một thức uống đẳng cấp, được rất nhiều người sành trà thưởng thức. Ngoài ra, đây cũng là sản phẩm được nhiều người lựa chọn để biếu tặng trong những ngày quan trọng.
Quy trình chế biến trà đinh trải qua 7 giai đoạn (không tính bước hái trà):
Trà sau khi hái sẽ có độ ẩm rất cao (nước trong trà còn nhiều) nếu đem đi vò thì trà sẽ bị dập nát. Nên trước tiên phải phơi trà trong bóng râm từ 1h - 2h đồng hồ để giảm bớt lượng nước từ 35% - 40%.
Có rất nhiều phương pháp diệt men đối với các loại trà xanh Thái Nguyên như phương pháp hấp, phương pháp sao hoặc xào, phương pháp chần chè trong nước sôi. Ở đây chúng tôi áp dụng phương pháp sao trà bằng tôn quay ở nhiệt độ > 2500°C trong thời gian từ 3 đến 5 phút, quá trình diệt men có tác dụng làm cho búp trà héo, mềm và dai để tiện cho giai đoạn vò trà.
Để trà đinh ngọc Thái Nguyên được ngon thì phải đảm bảo bởi 3 yếu tố:
Lá trà phải mềm, dẻo, phần cuống bẻ gập lại không gãy
Nắm một nhúm trà bóp lại rồi buông ra trà không bị rời, hơi dính dính là đạt
Màu lá trà sẫm lại, mùi hăng của lá tươi mất đi
Mục đích của giai đoạn này là phá vỡ một số tế bào để tanin bị ôxi hóa có tác dụng làm giảm chát cho trà xanh và làm cho búp trà xoăn lại theo yêu cầu của thị trường, yêu cầu độ dập tế bào đạt khoảng 45%. Lưu ý đối với trà đinh Thái Nguyên là quá trình vò diễn ra 1 lần kéo dài 30 phút, trà phải được rũ tơi ra không để rối vào nhau sau mỗi lần vò. Không vò quá lâu vì nguyên liệu là các đọt non nhỏ bé nếu vò lâu quá sẽ dễ bị dập nát. Sau khi xong sẽ đổ ra mẹt tre để chuẩn bị cho giai đoạn sao trà.
Cho trà vào sao khoảng 30-40 phút khi tôn quay đã nóng tới nhiệt độ 1200°C - 1500°C. Ở giai đoạn này quan trọng nhất là việc canh thời gian, mức nhiệt độ và lượng trà cho vào, nếu chuẩn thì màu nước mới đẹp và quá trình đánh hương mới thơm được.
Khi sao xong, nghệ nhân sẽ đổ trà ra mẹt tre, loại bỏ hết các lá già, cuống trà, vụn trà còn sót lại và bỏ vào tôn quay 1 lần nữa để lấy hương.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều đóng gói theo phương pháp hút chân không bằng túi PE tráng bạc hoặc tráng thiếc. Giai đoạn đóng gói rất quan trọng vì như vậy trà sẽ bảo quản được lâu hơn và tốt hơn các phương pháp đóng gói thủ công thông thường, trà giữ được hương cũng như màu nước như ban đầu.